Thước Lỗ Ban

Thước Lỗ Ban có những chức năng đặc biệt và được thể hiện rộng rãi nhất trong văn hóa phong thủy và văn hóa kiến trúc. Được áp dụng trong xã hội Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Đông Nam Á, Bắc Mỹ

21/03/2024

Thước Lỗ Ban hay còn gọi là thước phong thủy, là một dụng cụ dùng để đo đạc khi xây dựng nhà cửa giống như các loại thước đo hiện nay. Nguồn gốc của loại thước này xuất phát từ thời xưa của Trung Quốc, cụ thể là nước Lỗ vào thời Xuân Thu và người phát minh ra thước này là một thợ mộc giỏi có tên Gongshuban.

thuoc-lo-ban-006.jpg

1. Công dụng thước Lỗ Ban

Mục đích lớn của việc sử dụng thước Lỗ Ban chính là để kiểm soát kích thước của đồ đạc và nhà cửa tránh được dải tần số cộng hưởng sóng thứ cấp, để đạt được mục đích cầu may mắn và tránh tà.

Thước Lỗ Ban có những chức năng đặc biệt và được thể hiện rộng rãi nhất trong văn hóa phong thủy và văn hóa kiến trúc. Được áp dụng trong xã hội Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Đông Nam Á, Bắc Mỹ… và cho đến tận bây giờ thước Lỗ Ban vẫn giữ nguyên được “vị thế” và tính quan trọng của mình.

Các nhà khoa học xây dựng người Mỹ cũng đã nghiên cứu về tính hiệu quả của loại thước độc đáo này. Theo đó, họ kiểm tra những ngôi nhà bỏ hoang hay còn gọi là “nhà ma” và cuối cùng đưa ra kết luận rằng những ngôi nhà như vậy đều có một đặc điểm chung bị ảnh hưởng. Đó là, “Cường độ hạ âm cao hơn nhiều so với các tòa nhà khác”. Sóng hạ âm là sóng âm có tần số thấp hơn 20Hz, tai người không thể nghe trực tiếp được và có thể gây hại đến hệ thần kinh, tim mạch của con người ở một mức độ nhất định. Đôi khi gây ra ảo giác, sợ hãi. 

Do đó, Việc sử dụng thước Lỗ Ban để kiểm soát thích thước nhà cửa và đồ đạc để có thể tránh được dải tần cộng hưởng sóng hạ âm này.

Ngày nay, nó được sử dụng rộng rãi bởi các thợ thủ công, chủ yếu được sử dụng như một công cụ chế biến gỗ để kiểm tra xem các tấm ván, dầm và kết cấu có thẳng đứng và các cạnh có vuông góc hay không.

2. Phân loại và cách xem thước Lỗ Ban

Thước Lỗ Ban có mấy loại?

Hiện nay có 3 loại thước Lỗ Ban, mỗi loại sử dụng với mục đích khác nhau

  • Thước Lỗ Ban 52.2cm hay còn gọi là thước thông thủy: Dùng để đo khoảng cách thông thủy như cửa đi, cửa sổ, giếng trời, chiều cao tầng…Thước này được chia làm 8 cung lớn theo thứ tự là Quý Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Nhân Lộc, Cô Độc, Thiên Tặc, Tể Tướng.
  • Thước Lỗ Ban 42.9cm còn có tên gọi khác là thước đặc (Dương trạch): Dùng đo khối, bệ, bậc…
  • Thước Lỗ Ban 38.8cm (Âm phần): Dùng để đo bàn thờ, kệ bếp, đo kích thước đồ dùng nội thất như bàn ghế, tủ…

thuoc-lo-ban-002.jpg

3. Cách xem thước Lỗ Ban

Để hiểu rõ cách thức xem thước phong thủy, trước tiên ta cần biết sơ qua về cấu tạo của thước. Thước Lỗ Ban sẽ có 4 hàng:

  • Hàng 1: Thước có kích thước tính theo centimet
  • Hàng 2: Các cung theo thước Lỗ Ban 38.8cm
  • Hàng 3: Các cung theo thước Lỗ Ban 42.9cm
  • Hàng 4: Kích thước riêng theo khu vực người dân Đài Loan, Hồng Kông.

Trong 4 hàng thì hàng thứ 2 và thứ 3 có các ký hiệu cung đỏ là tốt, cung đen là xấu.

Cách xem thước lỗ ban 52,2 cm

Thước chia thành 8 cung lớn theo thứ tự: Qúy Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Nhân Lộc, Cô Độc, Thiên Tặc, Tể Tướng. Kích thước mỗi cung là 65 mm, mỗi cung lớn lại chia thành 5 cung nhỏ kích thước 13 mm.

  •  Cung Qúy Nhân (tốt): Gặp quý nhân, gia đình thịnh vượng, lộc tài tăng, con cái thành đạt, thông minh. (các cung nhỏ gồm: Quyền lộc, Trung tín, Tác quan, Phát đạt, Thông minh)
  •  Cung Thiên Tài (tốt): Gia cảnh hưng thịnh, nhiều may mắn, con cái ngoan ngoãn, đủ tiền tài lợi lộc. (các cung nhỏ Thi Thơ, Văn Học, Thanh Quý, Tác Lộc, Thiên Lộc)
  •  Cung Nhân Lộc (tốt): Ý nghĩa: gia cảnh phát triển, lộc con cái, bình yêu và phú quý. (các cung nhỏ: Trí Tôn, Phú Quý, Tiến Bửu, Thập Thiện, Văn Chương)
  •  Cung Tể Tướng (tốt): Là cung mang lại gia cảnh hanh thông, con cái thành tài, có được, quý nhân giúp đỡ. (Cung nhỏ thuộc cung Tể Tướng: Đại Tài, Thi Thơ, Hoạch Tài, Hiếu Tử, Quý Nhân)
  •  Cung Hiểm Họa (xấu): Tán gia bại sản, tật bệnh, gia đình bất hòa. (các cung nhỏ gồm: Án thành, Hỗ Nhân, Thất hiếu, Tai họa, Trường bệnh)
  •  Cung Thiên Tai (xấu): Ý nghĩa: dễ gặp ốm đau, chuyện không hay, mất của, gia đình lục đục, con cái không may mắn. (Các cung nhỏ gồm: Hoàn Tử, Quan Tài, Thân Tàn, Thất Tài, Hệ Quả)
  •  Cung Cô Độc (xấu): Dễ mất người, tốn của, chia ly, đau thương, gia đạo con cái ngỗ ngược. (Các cung nhỏ trong cung Cô Độc: Bạc Nghịch, Vô Vọng, Ly Tán, Tửu Thục, Dâm Dục)
  •  Cung Thiên Tắc (xấu): Gặp bệnh bất ngờ, tại họa, cẩn thận lao tù và chết chóc. (Các cung nhỏ thuộc cung Thiên Tắc: Phong Bệnh, Chiêu Ôn, Ơn Tài, Ngục Tù, Quan Tài)

Cách xem thước lỗ ban 42,9 cm

Thước được chia thành 8 cung lớn (mỗi cung dài 53,625 mm) Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Nạn, Hại, Mạng. Mỗi cung lớn lại được chia thành 4 cung nhỏ với chiều dài mỗi cung nhỏ là 13,4 mm.

  • Cung Tài (tiền bạc - tốt): Tài đức: có tài và có đức; Báo khố: có kho quý; Đạt được sáu điều ưng ý; Nghênh phúc: Đón điều phúc.
  • Cung Nghĩa (nghĩa khí, nghĩa tình - tốt): Thêm đinh: thêm người con trai; Ích lợi: có lợi lộc; Quý tử: sinh con quý, có tiền đồ; Dại cát: nhiều may mắn.
  • Cung Quan (chức vụ, quyền lực - Tốt) : Thuận khoa: Công danh rộng mở; Hoành tài: tiền nhiều; Tiến ích: ích lợi tăng; Phú quý: Giàu sang.
  • Cung Bản (bản thân, số mệnh - tốt): Tài chí: tiền tài đến; Đăng khoa: đỗ đạt; Tiến bảo: Được dâng của quý; Hưng vượng: làm ăn phát đạt.
  • Cung Bệnh (ốm đau, bệnh tật - xấu): Thoát tài: mất tiền; Công sự: bị đến cửa quan; Lao chấp: bị tù đày; Cô quả: đơn lẻ.
  • Cung Ly (ly tán, chia lìa, xa cách - xấu): Trưởng khố: cầm cố đồ đạc; Kiếp tài: của cải mắc tài; Quan quỷ: công việc kém tối; Thất thoát: bị mất mát.
  • Cung Kiếp (kiếp nạn, tai ương - xấu): Tử biệt: chết chóc; Thoái khẩu: mất người; Ly hương: xa quê, nghèo khó; Tài thất: mất tiền
  • Cung Hại (tai họa - xấu): Tai chí: tai nạn đến; Tử tuyệt: chết chóc; Bệnh lâm: mắc bệnh; Khẩu thiệt: cãi nhau.

Cách xem thước lỗ ban 38,8 cm

Thước chia thành 10 cung lớn theo thứ tự Đinh, Hại, Vượng, Khổ, Nghĩa, Quan, Tử, Hưng, Thất, Tài. Mỗi cung lớn dài 39cm và trong một cung lớn có 4 cung nhỏ dài mỗi cung 9,75mm.

  • Đinh (tốt): Phúc Tinh: người mang lại may mắn may mắn.; Cập Đệ: có tiền đồ mở rộng; Tài Vượng: Tiền bạc dồi dào, giàu sang.; Đăng Khoa: thi cử đỗ đạt, công danh phát
  • Vượng (tốt): Thiên Đức: có phúc lộc trời ban; Hỉ Sự: nhân duyên tốt; Tiến Bảo: số kiếp giàu sang; Nạp Phúc: phú quý, vận may, cát tường
  • Nghĩa (tốt): Đại Cát: nhiều phúc lộc, may mắn; Tài Vượng: may mắn và giàu sang; Ích Lợi: may mắn, tốt lành.; Thiên Khố: tiền bạc đến bất ngờ Quan (tốt): Phú Qúy: giàu sang; Tiến Bảo: được lộc quý; Hoạch Tài: lắm tiền, nhiều cửa; Thuận Khoa: công danh, thành đạt
  • Hưng (tốt): Đăng Khoa: công danh đỗ đạt; Quý Tử: có con ngoan, giỏi; Thêm Đinh: thêm con trai; Hưng Vượng: giàu có, êm ấm
  • Tài Lộc (tốt): Nghinh Phúc: phúc phận đến; Lục Hợp: 6 hướng đều tốt; Tiến Bảo: may mắn tiền bạc; Tài Đức: có tài và đực
  • Hại (xấu): Khẩu Thiệt: thị phi; Bệnh Lâm: bệnh tật; Tử Tuyệt: gia đạo bất hòa, đoạn tuyệt cháu con; Tai Chí: tai họa bất ngờ.
  • Khổ (xấu): Thất Thoát: mất tiền của; Quan Quỷ: mất chức quyền, kiện tụng; Kiếp Tài: bị cưới cửa; Vô Tự: không may về con cái
  • Tử (xấu): Ly Hương: tha hương cầu thực; Tử Biệt: có người mất; Thoái Đinh: con trai mất; Thất Tài: hao tốn tiền của
  • Thất (thất thoát, hao hụt): Cô Quả: đơn độc; Lao Chấp: lao tù, khốn khổ; Công Sự: tranh chấp; Thoát Tài: mất tiền của.

thuoc-lo-ban-003.jpg

4. Thước Lỗ Ban mang đến tỉ lệ vàng

Không tự nhiên loại thước phong thủy này tồn tại và vẫn được sử dụng đến ngày hôm nay. Vấn đề phong thủy, tín ngưỡng dường như đã là một phần của văn hóa. 

Không chỉ kích thước tòa nhà, nhiều sản phẩm nội thất tinh xảo từ các làng nghề truyền thống làm bằng gỗ cũng được đo, canh chuẩn theo tỷ lệ vàng của thước Lỗ Ban. Một món đồ nội thất có vẻ đẹp tinh tế và giá trị cao không chỉ thể hiện về mặt chất liệu, tay nghề mà còn ở kích thước nghiêm ngặt và tỷ lệ hoàn hảo.

Thước Lỗ Ban có thể chỉ là một sự lựa chọn thêm, an tâm, hay chỉ là tiêu chuẩn cho kích thước nội thất trong những ngôi nhà cổ, những người tin vào phong thủy. Đối với những ngôi nhà hiện đại, kích thước của thước Lỗ Ban có thể chỉ dùng để tham khảo. Quyết định cuối cùng được đưa ra bởi nhu cầu sinh hoạt của gia chủ và tình hình thực tế của ngôi nhà. Chỉ cần kích thước vừa đúng, tiện lợi và thiết thực thì không cần phải tuân theo quy tắc nào cả.