Phong cách thiết kế Zen

Phong cách thiết kế Zen ưu tiên những gì bình dị nhất, đơn giản nhất, tạo ra một không gian yên bình và thư thái. Không gian này giúp chúng ta giảm bớt được những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống hiện nay. Đặc biệt, tăng cường sức khỏe, “chữa lành” hay thậm chí kéo dài tuổi thọ.

06/10/2023

Zen có một sức ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa và nghệ thuật của Nhật Bản. Trở thành một phần, lối sống tư duy tâm linh quan trọng trong đời sống. Sự phát triển của Zen vượt xa khỏi biên giới Nhật Bản đến nhiều nước khác trên thế giới và có sức ảnh hưởng đáng kể đến triết học, nghệ thuật, kiến trúc cũng như cuộc sống hàng ngày của mọi người.

phong-cach-thiet-ke-zen-04.jpg

ZEN là gì?

Zen là một triết học và trường phái tâm linh xuất phát từ Thiền Trong Phật Giáo và phát triển thành một hệ thống triết học, tâm linh có nguồn gốc từ Đông Á đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Thông qua thiền định và sự tập trung tinh thần, mục tiêu chính của Zen là đạt được sự tỉnh thức và hiểu biết sâu sắc về bản thân và thế giới xung quanh, bằng cách loại bỏ suy nghĩ phi tập trung và thấu hiểu bản chất thực sự của sự tồn tại.

phong-cach-thiet-ke-zen-03.jpg

Phong cách Zen

Sự phát triển, ảnh hưởng mạnh mẽ của Zen vào văn hóa, kiến trúc đã hình thành nên phong cách Zen. Phong cách này thường được áp dụng trong thiết kế nội thất, cảnh quan… nhằm tạo ra không gian thư giãn, tĩnh lặng và tối giản.

Đặc điểm của phong cách Zen

  • Màu sắc: Phong cách này thường sử dụng màu sắc tự nhiên và trầm như trắng, xám, nâu và xanh lá cây nhạt. Những màu sắc này giúp tạo cảm giác yên bình và thư giãn.

phong-cach-thiet-ke-zen-07.jpg

  • Sử dụng vật liệu tự nhiên: Các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, tre và vải cotton xuất hiện nhiều trong thiết kế Zen. Đặc biệt, gỗ là vật liệu quan trọng nhất và thường được sử dụng rộng rãi trong nội thất và trang trí.

phong-cach-thiet-ke-zen-05.jpg

  • Tối giản: Phong cách thiết kế Zen tập trung chủ yếu vào sự tối giản tối đa, loại bỏ những yếu tố không cần thiết. Điều này giúp cho không gian trở nên rộng rãi, thoáng đãng.  
  • Sáng tạo: Mặc dù phong cách Zen hướng đến sự tối giản nhưng không vì thế mà không có sự sáng tạo. Thiết kế Zen tập trung vào sự cân nhắc kỹ lưỡng, tạo ra sự cân bằng và hài hòa.  
  • Sự hiện diện của thiên nhiên: Không gian luôn luôn trong lành, tươi mới có sự kết nối với tự nhiên. Đó chính là nhờ vào cây cỏ cùng các yếu tố tự nhiên xuất hiện thường xuyên trong phong cách Zen.

phong-cach-thiet-ke-zen-08.jpg

  • Ánh sáng: Phong cách Zen ưu tiên lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất có thể thông qua cửa sổ lớn và thiết kế mở để tạo không gian rộng, thoáng… Ánh sáng mềm mại tạo ra không gian ấm áp và thư thái.   
  • Tĩnh lặng và cân bằng: Phong cách Zen tập trung phát triển sự tĩnh lặng, cân bằng và thiền định. Những yếu tố như tượng, tranh Phật, cây cối, kết hợp cùng không gian trống rỗng nhằm tạo ra không gian yên tĩnh. Nơi bạn có thể tìm thấy sự thư giãn, rũ bỏ những căng thẳng của cuộc sống hàng ngày.  
  • Cân bằng và đối xứng: Trong cách sắp xếp nội thất, trang trí luôn tuân thủ theo sự cân bằng và đối xứng tạo ra sự cân đối hài hòa cho không gian.

Phong cách Zen có mối liên quan đến triết học và tâm linh, khuyến khích sự tỉnh thức, thấu hiểu bản thân. Đây là môi trường thuận lợi có thể tạo điều kiện tốt để thực hành thiền định cũng như sự tập trung tinh thần cho mỗi người.

Có thể bạn sẽ cần

Nâng tầm không gian sống