Phong cách công nghiệp Industrial trong thiết kế nội thất luôn mang đến nhiều điều bất ngờ thú vị. Nó giúp giữ nguyên vẹn kiến trúc của một không gian đồng thời bạn cũng có thể thể hiện được cá tính riêng của mình trong đó.
Thiết kế nội thất công nghiệp Industrial bắt nguồn từ những năm 1970 ở Anh và Mỹ. Là giai đoạn các nhà kho, nhà máy, tòa nhà gồm gạch, bê tông, sắt và thép được tái sử dụng làm nhà ở. Và đây cũng là nguồn cảm hứng của những kiến trúc sư tài ba để xây dựng nên phong cách công nghiệp độc đáo, ấn tượng.
Thế nào là phong cách công nghiệp?
Có rất nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau, mỗi phong cách đều có một số đặc điểm nhất định và điều đó cũng áp dụng cho kiểu dáng công nghiệp.
Theo đó, thiết kế công nghiệp được xác định bởi các yếu tố kiến trúc trong một không gian. Chẳng hạn các phong cách thiết kế khác sẽ cố gắng che đi mọi khuyết điểm như đường ống, hệ thống ống dẫn thì công nghiệp lại biến chúng thành tâm điểm. Giữ những phần thô như bức tường gạch, sử dụng nhiều đồ dùng bằng kim loại, gỗ.
Ta có thể hiểu, phong cách công nghiệp còn thô, gần như chưa hoàn thiện mang đến bầu không khí bình dị, cảm giác thư thái.
Đặc điểm của thiết kế công nghiệp
Điểm đặc trưng của phong cách Industrial được thể hiện một cách rõ ràng, độc đáo và ấn tượng dễ dàng phân biệt với những phong cách khác.
Thiết kế
Thiết kế công nghiệp tập trung vào không gian mở giúp cho căn phòng có vẻ lớn hơn giống như các nhà máy. Thay vì sử dụng tường thạch cao hoặc giấy dán tường, các tòa nhà có gạch lộ thiên, sàn bê tông, đường ống công nghiệp và hệ thống ống dẫn có thể nhìn thấy được.
Thiết kế còn có thể linh hoạt để cá nhân hóa nhiều hơn khi trang trí, tạo một nét riêng biệt của mỗi người.
Bảng màu
Màu sắc chính nên chọn màu trung tính, gần như đơn sắc. Tông xám kết hợp với bê tông, trắng hoặc đen đều rất phù hợp với phong cách công nghiệp.
Có thể thêm các mảng màu sống động để tạo nên điều mới lạ, hoặc tông màu gạch, gỗ, sắt.
Đồ nội thất
Đồ nội thất theo phong cách công nghiệp phải có những đặc điểm nhất định để không "lạc" tông. Sử dụng bàn trà/bàn cà phê bằng bánh xe, giá sách làm bằng vật liệu tái chế hoặc bằng sắt, có dây treo, các vật liệu kim loại nặng…
Đề cao sự đơn giản
Một trong những đặc điểm thiết kế nội thất phong cách công nghiệp cơ bản là sự đơn giản. Không nên có quá nhiều đồ vật trong không gian chúng sẽ gây áp lực cho bạn trong khâu sắp xếp cũng như cho phong cách này.
Phong cách công nghiệp tự hào đưa những thứ mà mọi người vẫn cố giấu trong thiết kế nội thất ra bên ngoài. Đó là việc thêm một cái nhìn thô, chưa hoàn thiện cho ngôi nhà được thiết kế chu đáo nhất
Phong cách thiết kế Tropical hay còn gọi là nhiệt đới mang đến cho bạn cảm giác tự nhiên, độc đáo. Hòa mình vào màu xanh bất tận của bầu trời, của rừng núi, của biển cả.
Phong cách thiết kế đông dương, hay còn được gọi với tên tiếng Pháp là Indochine. Đây là kết quả của sự hòa quyện giữa hai nền văn hóa Phương Tây và Phương Đông, sự chắt lọc những gì tinh túy nhất tạo nên vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng.
Nội thất hiện đại bắt nguồn từ cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, đạt đỉnh cao vào đầu thế kỷ 20. Tập trung vào đường nét, với bề mặt nhẵn và sáng bóng mang đến không gian đẹp, sang trọng.